Skip to content

10 Bước tối ưu hiệu năng máy tính Windows 10

Mặc dù Windows 10 ngày càng được Microsoft phát triển và vá lỗi để trở nên nhanh và gọn gàng hơn về hiệu năng và hiệu suất hoạt động. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của nền tảng hệ điều hành có thể giúp bạn ở mặt xử lý bên trong hệ điều hành của Microsoft, phần lớn ảnh hưởng tới hiệu năng máy tính vẫn nằm ở cách sử dụng và tổ chức dữ liệu trên máy tính của bạn.

Sau đây là 10 bước cơ bản để bạn có thể tự mình tối ưu hoạt động máy mà không nhất thiết cần phải có sự hỗ trợ của IT.

1. Tắt các ứng dụng Startup khi khởi động (Disable startup apps)

Sau một thời gian sử dụng và cài đặt các phần mềm và Plug-in trên máy, các ứng dụng này có thể mặc nhiên khởi động cùng windows mặc dù bạn không thường xuyên sử dụng chúng. Sau đây là cách bạn có thể tắt bớt các dịch vụ không cần thiết và chỉ gọi chúng lên sử dụng khi cần mà không ảnh hưởng gì tới hoạt động máy tính của bạn.

Để tắt chúng, bạn cần làm theo các bước sau:

B1. Mở Setting

B2. Mở mục Apps

B3. Click Starup

B4. Click vào Menu Sort để sắp xếp ứng dụng theo độ ảnh hưởng / ưu tiên sử dụng
Sau đó chọn tắt hoặc chọn lại mức độ ưu tiên của ứng dụng sang các chế độ kém ưu tiên hơn (normal /low impact)

Sau khi thực hiện xong bạn khởi động lại máy.

2. Tắt và chạy lại các ứng dụng khi khởi động vào lần cuối sử dụng.

Windows 10 cho phép một số ứng dụng có thể tự động tái khởi động lại phiên sau cùng mà bạn tắt máy  trước cả khi bạn đăng nhập vào máy để sử dụng. Hoạt động này nhằm mục đích giúp cải thiện tốc độ sử dụng ứng dụng của bạn một cách nhanh chóng, nhưng vô tình chúng lại ảnh hưởng tới hiệu suất máy.

Để tắt tính năng này, bạn có thể thực hiện các bước như sau:

B1. Mở Setting

B2. Chọn vào tuỳ chọn đăng nhập: Sign-in Option

B3. Trong phần bảo mật “Privacy” chọn sử dụng thông tin đăng nhập của tôi để hoàn tất thiết lập thiết bị

Sau khi thiết lập, bạn khởi động lại máy tính có thể giúp máy bạn nhanh hơn một chút.

3. Tắt ứng dụng nền (disable background apps)

Cùng với các khả năng tự khởi động, một số ứng dụng có thể tiếp tục các hoạt động dịch vụ nền tự động lắng nghe các hoạt động và yêu cầu của bạn để khởi chạy lại bất kỳ lúc nào ngay cả khi bạn không cần đến chúng.

Để thiết lập việc này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

B1. Vào Setting

B2. Vào quyền riêng tư “Privacy”

B3. Chọn vào Ứng dụng nền “Background Apps”

B4. Chọn sang Tắt các ứng dụng và ngăn không cho hoạt động ở chế độ Background

Bạn có thể tắt toàn bộ các ứng dụng nền hoặc lựa chọn từng ứng dụng riêng lẻ.

Một số các ứng dụng bạn có thể tắt thuộc về các ứng dụng Apps của Microsoft Store được tích hợp không cần thiết cho công việc như: Feedback hub, camera, Alarms & Clock, MS Store, Movies & TV, Xbox Games, Weather, Paint 3D, Maps …

4. Gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết (Uninstall non-essential apps)

Thông thường một số máy tính mới sau khi cài đặt sẽ đi kèm một số các ứng dụng không cần thiết, bao gồm các công cụ bloatware và một số các công cụ hoặc ứng dụng mà bạn gần như không bao giờ sử dụng, và làm bạn lãng phí một ít tài nguyên và dung lượng trên máy tính.

Để dọn dẹp chúng, bạn có thể gỡ bỏ các ứng dụng này khỏi máy tính mà không ảnh hưởng gì tới hoạt động hệ thống của máy.

B1. Mở Settings.

B2. Mở mục Apps.

B3. Mở vào mục Apps & features.

B4. Chọn vào ứng dụng mà bạn muốn gỡ cài đặt  và nhấn nút Uninstall.

 

Sau khi gỡ cài đặt các ứng dụng, sẽ có thể chỉ giảm bớt một phần lưu trữ và bộ nhớ cho các ứng dụng và apps này trên máy tính của bạn, giúp giải phóng một phần bộ ghi ứng dụng và bộ nhớ máy tính.

5. Kiểm tra chỉ cài đặt các ứng dụng chất lượng tốt.

Trong quá trình sử dụng máy cũng không ít người dùng vô tình hoặc trong một số thời điểm khẩn trương cài đặt các phần mềm tạm hoặc trial để xử lý công việc sau đó lại không bao giờ sử dụng tới các ứng dụng này trở thành rác ứng dụng trên máy tính mà bạn không hề hay biết.

Để giữ cho máy tính khoẻ mạnh, bạn cần xác định Checklist các phần mềm hay ứng dụng quan trọng mà bạn thường xuyên dùng tới, kiểm tra lại danh mục ứng dụng của bạn và gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết. Đồng thời, các nguồn ứng dụng được cài đặt có bản quyền hay các ứng dụng cơ bản từ các website đáng tin cậy chính là yếu tố giúp các ứng dụng trên máy tính của bạn được cài đặt đúng để không bị các mã độc hay chương trình độc hại được cài đặt kèm vào máy tính của bạn.

Việc này bạn có thể nhờ thêm sự hỗ trợ của IT để nhận được hướng dẫn thực hiện.

6. Giải phóng dung lượng trống trên máy tính:

Bất kể là bạn đang sử dụng ổ cứng HDD hay SSD thì việc ổ cứng bị lắp đầy sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của máy tính. Thông thường, khi dung lượng trên ổ cứng máy tính bạn đang bị lắp đầy 70% là lúc bạn nên chú ý tới việc dọn dẹp và tối ưu, đặc biệt là hiện nay các ứng dụng đồng bộ Cloud Drive khá phổ biến và ảnh hưởng không ít tới dung lượng ổ cứng trên máy tính. Riêng về việc tối ưu dung lượng lưu trữ trên máy tính cá nhân cho các ứng dụng lưu trữ Cloud chúng tôi sẽ có các hướng dẫn tiếp theo để hỗ trợ bạn chọn lựa và sử dụng hợp lý.

Để dọn dẹp Store Sense, bạn cần làm theo hướng dẫn:

B1. Mở cài đặt (Settings).

B2. Nhấp vào Hệ thống (System).

B3. Nhấp vào Bộ nhớ (Storage).

B4. Trong phần Đĩa cục bộ (Local Disk), nhấp vào mục Tệp tạm thời (Temporary files).

B5. Click vào các file tạm cần xoá, sau đó chọn “Remove files” để dọn dẹp các loại file rác.

 

Sau khi dọn dẹp, một phần dung lượng lưu trữ trên ổ cứng được dọn dẹp, giúp hiệu suất máy tính bạn được cải thiện. Nếu bạn đang sử dụng One-drive hoặc các ứng dụng Cloud Drive khác, việc dọn dẹp có thể giúp cải thiện lưu trữ trên máy tính cục bộ của bạn, tuy nhiên sẽ cần nhiều thời gian hơn để bạn tải file từ Cloud về thư mục Drive cục bộ trên máy sau khi dọn dẹp, với trường hợp này bạn có thể thiết lập chính sách lưu trữ cục bộ cho Cloud Drive theo yêu cầu.

7. Sử dụng Defragment tools – chống phân mảnh ổ cứng.

Nếu bạn sử dụng SSD thì việc này gần như không có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng ổ cứng HDD thì việc này đặc biệt có ý nghĩa giúp tăng đáng kể hiệu suất đọc ghi dữ liệu trên máy tính.

Để thực hiện, bạn làm theo hướng dẫn sau:

B1. Mở cài đặt “Settings”.

B2. Chọn “System”.

B3. Chọn “Storage”.

B4. Bên dưới mục “More storage settings” bạn chọn tuỳ chọn “Optimize Drives”.

 

B.5 Chọn Danh sách ổ cứng.

B6. Chọn vào Nút Optimize

8. Bật ReadyBoost

Nếu máy tính của bạn cũ và đang sử dụng ổ cứng quay cơ HDD truyền thống, ứng dụng ReadyBoost có thể giúp tăng hiệu suất máy. ReadyBoost chính là tính năng có từ lâu trên các loại ổ cứng di động, ổ cứng Flash hoặc thẻ SD, cho phép lưu trữ tệp vào các vùng đệm để tăng tốc hiệu suất mà không cần thêm bộ nhớ.

Lưu ý: với bộ nhớ SSD thì bạn không cần phải bật tính năng này.

Bạn làm theo các hướng dẫn sau:

B1. Bạn mở  File Explorer

B2. Chọn “This PC”ở phía bên trái.

B3. Bên dưới “Devices and drives” bạn click phải lên USB flash drive và chọn Properties

B4. Chọn vào Readyboost

B5. Chọn “Dedicate this device to ReadyBoost ”. Bạn có thể tuỳ chỉnh dung lượng đệm cho vùng lưu tạm trên ổ cứng.

B6. Rồi chọn Apply > Ok

9. Kiểm tra máy tính của bạn có Malware

Đôi khi máy tính của bạn đã được trang bị cấu hình tương đối, kiểm tra hết các thành phần vẫn không biết lý do tại sao? Có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm Malware, trường hợp này, nếu bạn là người biết sử dụng máy tính sâu hơn một chút có thể kiểm tra sâu ở phần Task manager để nhận diện các thành phần ứng dụng sâu bất thường ngoài các ứng dụng và dịch vụ thường có của Windows hoặc các ứng dụng bạn đang sử dụng.

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng sự trợ giúp của ứng dụng có sẵn trên Windows 10 hoặc phần mềm diệt virus được trang bị trên máy tính.

Để sử dụng dịch vụ này trên Windows 10, bạn làm theo các bước:

B1. Mở Start

B2. Tìm trong phần Windows Security và click vào mục Virus & Threat protection

B3. Bên dưới mục “Virus & threat protection updates” bạn chọn vào nút “Check for updates”

B6. Bạn chọn vào Full Scan để quét sâu toàn bộ hệ thống rồi chọn Scan now.

Hoặc bạn có thể chọn các chế độ quét khác như QuickScan sẽ hỗ trợ quét nhanh máy tính

Lưu ý: trong quá trình hệ thống thực hiện quét Antivirus & malware có thể máy tính của bạn sẽ hơi chậm trong suốt quá trình sử dụng.

 

Performing a Windows Defender Offline

Trong trường hợp quá trình quét mà Windows Defender Antivirus không thể khởi động (Bước 6) hoặc không thể cập nhật các dấu hiệu nhận diện Antivirus mới (Bước 3), rất có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm mã độc, trong trường hợp này bạn phải sử dụng chế dộ quét ngoại tuyến để loại bỏ chúng:

B7. Mở Start chọn Windows Security chọn Virus & threat protection

B8. Bên dưới mục “Current threats” chọn Scan option

B9. Chọn Windows Defender Offline scan

Rồi chọn Scan Now

Sau khi thực hiện bước này máy tính của bạn sẽ tự động khởi động lại và thực thi ở chế độ quét Offline để loại bỏ các phần mềm mã độc và rủi ro trên máy.

Một vài giải pháp khác tốt hơn cho việc này bạn nên sử dụng các phần mềm Antivirus có bản quyền như Synmentec Endpoint protection,  Malwarebytes, Bitdefender, Trend Micro, hoặc Norton, … để theo dõi và bảo vệ máy tính bạn liên tục.

10. Update mới nhất cho máy tính.

Update các bản vá mới nhất giúp máy tính của bạn fix được các lỗ hỏng hiệu năng hay bảo mật hoặc sửa lỗi các hoạt động không trơn tru trong hệ thống.

Bạn nên cho máy tính chạy các bản vá Windows Update tự động hoặc theo định kỳ để đảm bảo các bản vá lỗi mới nhất luôn kịp thời được cập nhật cho máy tính của bạn sử dụng được an toàn.

Để thực hiện việc này bằng tay, bạn nên làm theo các bước sau:

B1. Mở Settings.

B2. Mở vào Update & Security.

B3. Chọn vào Windows Update Chọn vào nút Check for update.

B4. Bên dưới mục Download and Install now cho phép bạn tuỳ chọn chế độ máy tính tự động download update và cài đặt luôn cho máy tính hoặc download sau đó chờ bạn chọn thực thi Install sau.

Vì sau cùng máy tính sẽ có thể yêu cầu bạn khởi động lại máy sau quá trình cập nhật hoàn tấ.

Vui lòng liên hệ (contact@ccvi.vn) để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ thêm. 

— o —

 

 

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *