Giải pháp Cloud Backup Services cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đứng trước các rủi ro về an ninh mạng và an toàn dữ liệu, doanh nghiệp phải quan tâm nhiều cho các giải pháp bảo vệ an toàn và sao lưu dữ liệu. Đây là vấn đề khó khăn và tốn nhiều chi phí với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) khi các yêu cầu bảo mật thông tin và đảm bảo an toàn / sẵn sàng / toàn vẹn dữ liệu.

03 thành phần mà doanh nghiệp vừa và nhỏ thường quan tâm để bảo vệ hạ tầng IT & dữ liệu: 

  1. Bảo mật hệ thống mạng LAN: hệ thống tường lửa (Firewall gateway) với các tính năng lọc sâu gói tin phù hợp với quy mô vừa và nhỏ.
  2. Bảo vệ máy tính cá nhân với các phần mềm Antivirus, Internet Security endpoint
  3. Sao lưu dữ liệu: các phương án sao lưu dữ liệu online data, offline data, hoặc sang ổ cứng cầm tay (Hdd box)

Minh hoạ về các thành phần chính trong hệ thống hạ tầng IT doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

No Giải pháp Thành phần Số lượng Ghi chú
1 Giải pháp sao lưu dữ liệu Máy chủ Sao lưu dữ liệu & Hệ thống Tower Server 1
Phần mềm sao lưu CSDL (SQL Server) SQL Backup Software 1
Phần mềm quản lý Backup dữ liệu File & System States: Veritas Backup Exec gồm (Backup Windows & file) 1
2 Hệ thống tường lửa (UTM Firewall) Hardware Appliance  Firewall with Intrusion Prevention, IPSec/SSL VPN & Remote Access, VoIP Security, Advanced Routing, Advanced Networking, User Portal, Remote Authentication, Remote Logging 1
3 Giải pháp Bảo mật Endpoint & Server License Internet Security Office Scan
License Internet Security Security for Server

Các giải pháp sao lưu trong LAN (Local backup)

Đối với rủi ro gặp phải Virus mã hoá dữ liệu ngày càng phổ biến và liên tục sinh ra những biến thể như hiện nay, hoạt động sao lưu dữ liệu và hệ thống là rất cần thiết và cũng là phương án khôi phục hệ thống sau cùng khi phát hiện hệ thống bị lây nhiễm. Ngoài việc phải sao lưu dữ liệu để phòng tránh các rủi ro thì việc backup dữ liệu cũng hỗ trợ cho IT vận hành trong doanh nghiệp có công cụ hỗ trợ cho người dùng có thể khôi phục các phần dữ liệu do sai sót trong quá trình thao tác hoặc quản lý.

Đối với các hoạt động sao lưu (Backup) dữ liệu trong doanh nghiệp cần nhận diện trên các khía cạnh:

  • Đối tượng backup (What): nhận định các thành phần trong hệ thống cần backup gồm những thành phần dữ liệu hay hệ thống nào? Thông thường thì trong hệ thống backup cần quan tâm tới các thành phần chính cần backup:
    • Dữ liệu Files Server & Cơ sở dữ liệu, Dữ liệu Email DB, …
    • Trạng thái cấu hình hệ thống (OS, System States, Server platform, VM … ), hoặc source code system (Software)
    • System Configuration: Các bản lưu cấu hình trong hệ thống như hệ thống tường lửa, router, switch, wifi controller, application/services configuration files …
  • Backup vào những thời điểm nào (When): khoảng thời gian mất dữ liệu cho phép (RTO/RPO):
    • RPO (recovery point object): việc xác định rõ tham số RPO quyết định số bản lưu giữ cần thiết đối với các phiên bản dữ liệu cần được lưu giữ trước khi hệ thống ghi đè phiên bản tiếp the. Có bao nhiêu thời điểm sao lưu để có thể phục hồi lại trạng thái hệ thống trước đó được. Ví dụ: dữ liệu được thực hiện Backup và lưu giữ lại theo định kỳ:
      • Hàng ngày: 7 bản sao lưu cho 7 ngày trong tuần
      • Hàng tuần: 04 bản sao lưu cho 04 tuần trong tháng
      • Hàng tháng: 12 bản sao luuw cho 12 tháng trong năm.
      • Hàng năm: lưu giữ lại dữ liệu mỗi cuối năm, từ 3-5 năm.
    • RTO (recovery time object): xác định mức độ cho phép mất dữ liệu và thời gian có thể phục hồi được dữ liệu trong doanh nghiệp là thời điểm ngắn nhất mà doanh nghiệp yêu cầu đưa ra cần phải khôi phục được dữ liệu, hay còn gọi là độ mịn của backup dữ liệu. Ví dụ: một số bộ phận yêu cầu phải lưu giữ dữ liệu hằng ngày như kế toán, kinh doanh, … yêu cầu hệ thống phải có các sao lưu định kỳ vào cuối mỗi ngày để có thể khôi phục được vào hôm sau nếu có vấn đề xảy ra.
  • Quản lý lưu trữ backup ở đâu (Where): việc lưu trữ dữ liệu backup ở đâu cũng rất quan trọng, mức độ an toàn của phần dữ liệu backup cũng cần được quan tâm. Tuỳ theo mức độ cần đảm bảo an toàn của doanh nghiệp trước các rủi ro mà có nhiều phương án bảo vệ dữ liệu khác nhau như: sao lưu dữ liệu ra Server khác nằm ở Local LAN Server (Online Backup), sao lưu dữ liệu (Offline Backup) lưu vào băng từ gửi lưu giữ bảo quản 40-50 năm thường áp dụng với các đơn vị tài chính hay bảo hiểm, sao lưu dữ liệu bằng Cloud Services (Cloud Backup).

Mức độ đầu tiên cần thực hiện và chi phí rẻ nhất là sử dụng phương án Local LAN Backup, tức backup dữ liệu hệ thống đang sử dụng qua một hệ thống khác tương đương và lưu giữ, với phân vùng mạng độc lập và không thể tiếp cận bởi các truy cập internet (Deny Internet Backup LAN) và tiếp cận truy cập bởi người dùng (Deny User Acces LAN), việc này cần sự hỗ trợ của thiết kế mạng phân LAN & chính sách Firewall system.

  • Phương án Sao lưu & Phục hồi lại hệ thống bằng cách nào (How): sau khi các thành phần dữ liệu và hệ thống được backup thì phải xét tới việc, sử dụng dữ liệu đã được backup để khôi phục lại bằng cách nào?
  • Việc lựu chọn loại dữ liệu hệ thống cần Backup quyết định phần lớn phương án Backup & Restore hệ thống lại bằng cách nào. Với các hệ thống Windows thông thường sẽ sử dụng phần mềm quản lý backup để thực hiện các thao tác backup tự động cũng như hỗ trợ restore khi có xảy ra sự cố.

Bảng quản lý backup dữ liệu minh hoạ:

No Bộ phận Loại dữ liệu Đối tượng cần Backup Dung lượng dữ liệu Chu kỳ backup Số phiên bản Backup cần lưu Nơi lưu giữ Backup solutions
1 TOÀN CÔNG TY EMAIL Server Email DB Hàng ngày 5 Local Online / Local Offline /Cloud Veritas Backup Exec/ Veeam backup
File Server Files Hàng ngày 5 Local Online / Local Offline /Cloud Veritas Backup Exec/ Veeam backup
ERP DB SQL DB Hàng ngày 5 Local Online / Local Offline /Cloud Veritas Backup Exec/ Veeam backup/ SQL Backup
 2 IT System & Services Mail System OS Windows Hàng tuần 4 Local Online / Local Offline Windows Backup
AD System OS Windows

System State

Hàng ngày 5 Local Online / Local Offline Windows Backup
File Server System Windows Server Hàng tuần 4 Local Online / Local Offline Windows Backup
Hypervisor System
(Hyper-V/ VMWare)
VMs Hàng tuần 4 Local Online / Local Offline Veeam Backup
3 Kế toán Phần mềm Kế toán SQL DB Hàng ngày 5 Local / Online/Cloud Veritas Backup Exec/ SQL Backup
Software source code Hàng tuần 4 Local / Online/Cloud Veritas Backup Exec
4 Sales Phần mềm CRM SQL DB Hàng ngày 5 Local / Online/Cloud Veritas Backup Exec/ SQL Backup
Software source code Hàng tuần 4 Local / Online/Cloud Veritas Backup Exec
5 Nhân sự Phần mềm Nhân sự SQL DB Hàng ngày 5 Local / Online/Cloud Veritas Backup Exec/ SQL Backup
Software source code Hàng tuần 4 Local / Online/Cloud Veritas Backup Exec

Áp dụng nền tảng Cloud backup services (Backup Offline data)

Ngoài các giải pháp Local backup hầu như chỉ giải quyết được vấn đề sao lưu và bảo vệ dữ liệu phục vụ phục hồi hệ thống trong phạm vi mạng nội bộ, vẫn chưa phải là các giải pháp backup toàn diện đảm bảo an toàn khi có các sự cố hoặc vấn đề bất khả kháng xảy ra. Trong khi, chúng ta lựa chọn giải pháp Cloud backup công cộng như Dropbox, Google Drive, OneDrive …. thiên về giải pháp sao lưu dữ liệu files & cá nhân gặp phải nhiều hạn chế về phạm vi hỗ trợ, khả năng tương thích tích hợp với các nền tảng hạ tầng, hiệu năng và tốc độ backup, chi phí duy trì hằng năm, và đặc biệt giải pháp này vẫn là các phương án backup có thể tiếp cận bằng tài khoản người dùng và không có lưu giữ nhiều phiên bản (reversion) nên vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro và bất tiện.

Giải pháp Cloud backup system được cung cấp và hỗ trợ doanh nghiệp sao lưu dữ liệu lên các trung tâm dữ liệu trong nước là một trong các lựa chọn tối ưu nhất về chi phí lẫn hiệu năng. Giải pháp sao lưu Online này không những cho phép doanh nghiệp sao lưu các thành phần dữ liệu Offline khỏi hệ thống mạng cục bộ (local lan) giúp phòng tránh các rủi ro bất khả kháng, mà còn có thể thiết lập các phiên bản lưu trữ (Data Archive) giúp lưu giữ các trạng thái dữ liệu ở các thời điểm theo chu kỳ (năm | tháng | tuần), và hoạt động này chỉ thực hiện lưu trữ cất giữ 1 chiều – chỉ yêu cầu khôi phục khi cần thiết nên tiết giảm được tối giản chi phí lưu giữ dữ liệu, cũng như cần phải có các thủ tục xác nhận ở mức chủ doanh nghiệp (legal) mới có thể khôi phục dữ liệu ra khỏi hệ thống lưu trữ.

Giải pháp backup tuyệt đối bảo mật với các công nghệ mã hoá dòng dữ liệu lưu trữ từ local lên hệ thống Cloud, đặt mật khẩu truy cập (password) kho tài nguyên đảm bảo bảo mật dữ liệu đa yếu tố giúp tối đa hoá an toàn dữ liệu doanh nghiệp. Ngoài ra, hạ tầng trung tâm dữ liệu luôn được trang bị và cập nhật các công nghệ bảo mật hạ tầng liên tục.

Nền tảng Ảo hoá & Cloud services:

Trong trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng và vận hành trên nền tảng Cloud Services thì có thể trang bị thêm gói Backup Services một cách dễ dàng bằng cách mua thêm dịch vụ Cloud Backup tương ứng.

Trường hợp đa phần các doanh nghiệp chưa chuyển dịch sang Cloud Services và cũng đang sử dụng các nền tảng Ảo hoá thì có thể áp dụng các phương án Backup Cloud với các đối tác dịch vụ Cloud trong nước, đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu Local Viet Nam được ổn định và tốt nhất.

Các đối tượng Backup Cloud hỗ trợ

Các đặc điểm chung của Data Archive

 

Vui lòng liên hệ (contact@ccvi.vn) để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp tốt nhất.

—-o—-

Giaỉ pháp hội nghị truyền hình Video-Conference Polycom, đặc điểm công nghệ ưu việt

Hiện nay, việc sử dụng các giải pháp hội nghị truyền hình và video call, video conference được sự dụng như một phương tiện tất yếu trong hầu hết các hoạt động hỗ trợ kinh doanh, quản lý bán hàng, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng từ xa …

Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều phương thức và giải pháp hội nghị truyền hình từ miễn phí cho tới đắt tiền, trong đó giải pháp hội nghị truyền hình của Polycom vẫn tập trung vào các giá trị cốt lõi đặc thù mà ít có hãng đáp ứng được.

Các giải pháp của Polycom tập trung vào khả năng đảm bảo tính trong suốt, trung thực, khả năng xử lý số lượng lớn kết nối nối đồng thời, và tính thân thiện & tiện dụng cho người sử dụng.

I. Các giá trị mang lại của giải pháp hội nghị truyền hình (Video Conference)

Tiết giảm chi phí hoạt động Việc áp dụng các giải pháp hội nghị truyền hình giúp các lãnh đạo doanh nghiệp tương tác trực tiếp, thường xuyên và tức thời với lãnh đạo các cơ sở, do đó sẽ tiết giảm tối đa tần suất các cuộc họp Offline, đồng thời cũng tiết giảm chi phí để phải mở rộng thêm lớp lãnh đạo cấp trung trong hoạt động điều hành.
Hiệu suất công việc Trong khi các giải pháp Meeting khác thiên về tính linh hoạt, mobility của người dùng, thì Polycom tập trung vào định hình thói quen và hiệu quả cho việc quản trị và vận hành doanh nghiệp dựa trên các điểm truy cập cố định, từ đó sẽ giúp hoạt động nhân sự của các chi nhánh hoặc văn phòng phân tán đảm bảo tính tuân thủ, nghiêm túc và tập trung giúp đạt được hiệu suất công việc tối đa.
Tăng năng suất lao động Việc tương tác thường xuyên và thuận tiện giúp các cấp lãnh đạo tăng cường tương tác với nhân sự , giúp các bộ phận nhanh chóng giải quyết các vấn đề, xung đột hay phát triển các ý tưởng mới giúp cải tiến sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh.

Thúc đẩy quyết định nhanh chóng trong điều hành: Các công việc hoặc vấn đề nhất thời có thể được giải quyết một cách nhanh chóng thông qua các cuộc họp hình ảnh, chia sẻ các bảng tính

Tính trong suốt và tương tác thực Nhiệm vụ chính của các giải pháp hội nghị truyền hình (Video Conference) chính là chính trung thực và tương tác thể hiện ở độ trong suốt, chất lượng hình ảnh video đi kèm với chất lượng âm thanh và gần như không có độ trễ, nhiễu, echo âm thanh trong suốt quá trình tương tác meeting.
Yếu tố này đặc biệt có ý nghĩa trong các công việc liên quan tới y tế, phục vụ tương tác khám chữa bệnh, hội chẩn từ xa, hay các công việc liên quan tới đạo tạo hướng dẫn nhân sự, bán hàng …
Bảo mật dữ liệu và Kiểm soát cuộc họp So với hầu hết các giải pháp cuộc họp qua các công cụ miễn phí, thì giải pháp hội nghị truyền hình Polycom hỗ trợ thiết lập trên các tuyến riêng và cố định giúp bảo mật nội dung cuộc họp tối đa, đi kèm với các tính năng kiểm soát nội dung cuộc họp giúp người điều phối quản trị cuộc họp có thể nhanh chóng và xử lý tức thời các phát sinh hoặc các sự cố vượt ngoài kiểm soát. Việc này đặc biệt trong các hoạt động hội nghị truyền hình trực tiếp trên Online hoặc cộng động (Live Stream) hay các hoạt động phổ biến các kế hoạch kinh doanh, các đặc thù kỹ thuật công nghệ, yếu tố cạnh tranh ….
Ngoài ra, hầu hết các giải pháp hội nghị truyền hình hay Group meeting đa phần sẽ bị vướng phải các vấn đề về chất lượng không đồng nhất, độ trễ, nhiễu … làm giảm hoặc cắt ngang dòng cảm hứng trong các hoạt động Brainstorm, truyền thụ, phổ biến nội dung tương tác giữa các bộ phận lãnh đạo với nhân viên, với khách hàng, hay các trao đổi ý tưởng / kế hoạch kinh doanh …

II. Một số tiêu chí lựa chọn cơ bản trong của giải pháp hội nghị truyền hình cho hoạt động quản trị.

  1. Tính trong suốt: các hoạt động livestream bán hàng, đào tạo thương ít yêu cầu cao về chất lượng tương tác hai chiều trong suốt, nhưng các giải pháp hội nghị truyền hình phục vụ cho các cuộc họp điều hành, quản trị, trao đổi thông tin với đối tác ….rất cần đáp ứng tốt về chất lượng hình ảnh, độ trễ âm thanh, nhiễu hay ồn trong các cuộc họp đông người … Chất lượng video và âm thanh cuộc họp có thể ảnh hưởng tới tâm lý và thói quen tương tác giữa các đối tượng tham gia cuộc họp.
  2. Tính thân thiện và Tiện dụng: Các thiết lập cuộc họp phức tạp hoặc quá nhiều bước có thể một phần cản trở nhân viên hoặc quản lý tạo thói quen sử dụng giải pháp hội nghị truyền hình như một tương tác thói quen, từ đó giúp tối đa hoát hiệu quả đầu tư cho giải pháp hội nghị truyền hình.
  3. Khả năng ổn định và chất lượng theo thời gian: Độ ổn định chất lượng của sản phẩm theo thời gian giúp doanh nghiệp kéo dài thời gian khấu hao và giảm thiểu các hao mòn tải sản, chi phí bảo trì, thay thế sửa chữa bổ sung cho dài hạn….
  4. Khả năng mở rộng: Khả năng mở rộng và tương thích với các đời thiết bị khác nhau được duy trì theo một chuẩn giao thức chung giúp doanh nghiệp luân chuyển, tận dụng và tái sử dụng tài sản theo thời gian, từ đó giúp tối giản chi phí nâng cấp mở rộng trong tương lai.
  5. Khả năng bảo mật và kiểm soát thông tin: thời đại kết nối dễ dàng cũng để lại nhiều nỗi lo về mặt bảo mật và kiểm soát thông tin trong các cuộc họp, không chỉ quyết định ở giao thức và các phương thức bảo mật hạ tầng được áp dụng mà phải kết hợp với các tính năng kiểm soát chia sẻ thông tin trên giải pháp hội nghị truyền hình.

 

III. Các đặc điểm quan trọng bạn nên chọn giải pháp hội nghị truyền hình Polycom

Sau đây là list một số các đặc điểm Keyword Polycom mang lại cho giải pháp hội nghị truyền hình:

  • EagleEye Producer: với khả năng phát hiện gương mặt và tracking focus vào người đang phát biểu.
  • Polycom VisualBoard: hỗ trợ trình chiếu đánh dấu và Notes nội dung cuộc họp.
  • Clarity: loại bỏ tiếng ồn, và nhiễu giúp cuộc họp diễn ra trong suốt.
  • Lost Packet Recovery: hợp lý cho các điểm kết nối băng thông và chất lượng mạng thấp
  • Polycom NoiseBlock: hỗ trợ loại bỏ các âm thanh không cần thiết như tiếng gõ phiếm, giấy xào xạc…
  • Polycom Acoustic Fence: thiết lập bầu không gian ảo cho phép thu âm thanh, để loại bỏ tạp âm bên ngoài không gian cuộc họp.
  • Polycom SoundStructure: Cho phép mở rộng các số lượng Mic âm thanh cuộc họp mà không gây nhiễu hay echo

Đặc biệt, Polycom cho phép số lượng điểm kết nối đồng thời cực lớn lên tới hàng trăm điểm, hỗ trợ cho các cuộc họp tương tác trên quy mô lớn, tổ chức các hội nghị sự kiện lớn hay các chương trình truyền hình tương tác thực tế ….

1.1 Tính tiện dụng (Easy to Use)
Polycom sử dụng các giao diện người dùng trực quan cho phép người dùng chuyên gia không cần nhiều kiến thức về IT có thể dễ dàng sử dụng mà không cần phải đầu tư nhiều cho đội ngũ chuyên gia IT hỗ trợ. Các tiện lợi trong sử dụng thể hiện ở việc cung cấp đa dạng các công cụ điều khiển và thiết lập cuộc họp như :

·      Công cụ Polycom Touch Control với giao diện đơn giản cho phép người dùng với các thao tác chạm đơn giản trên màn hình cảm ứng có thể thiết lập cuộc họp dễ dàng và điều khiển cuộc họp nhanh chóng, chia sẻ file và màn hình dễ dàng bằng các thao tác thân thiện như đang thao tác trên các điện thoại thông minh.

(Xem thêm Video demo tại : https://www.youtube.com/watch?v=2s6IaqHXTfo ; https://www.youtube.com/watch?v=wfT197AE5RM )

·      Dễ dàng thiết lập trước các phòng họp ấn định (room id / room name) bằng các số ấn định, sẵn sàng để ban lãnh đạo có thể thiết lập phòng họp bất kỳ lúc nào chỉ bằng thao tác đơn giản là nhấn gọi vào số phòng họp tương tự như gọi theo các extension trên điện thoại bàn truyền thống.

·         Kỹ thuật Smart Pairing cho phép biến thiết bị iPad thành như một bộ điều khiển cuộc họp một dễ dàng (http://www.polycom.com/video-collaboration/innovations/smartpairing.html ).

·         Các cuộc họp cũng dễ dàng và nhanh chóng được thiết lập thông qua bộ Video Conference Group Series, thiết bi Debut và các Software Client trên các thiết bị Mobility như iPad, Smartphone, laptop … (Xem thêm tại: http://www.polycom.com/products-services/hd-telepresence-video-conferencing/realpresence-room/realpresence-group-series.html#stab3 video Simple to Connect and Use).

·         Các kỹ thuật được cải tiến trên công nghệ Polycom VisualBoard cho phép dễ dàng đánh dấu các tài liệu, hình ảnh, hình vẽ và bất kỳ thứ gì trong suốt quá trình diễn ra cuộc họp. Đơn giản kết nối với màn hình cảm ứng (touch) hoặc chuột trên thiết bị RealPresence Group ngay lập tức. (Xem thêm tại: http://www.polycom.com/video-collaboration/innovations/visualboard.html )

1.2 Các kỹ thuật âm thanh và hình ảnh cho phép mang lại chất lượng trung thực và trong suốt.
·         Khách hàng có cơ hội để trải nghiệm công nghệ trên sản phẩm EagleEye Producer được cải tiến để nhận diện khuôn mặt (face-tracking) để nhận diện chính xác các thành viên tham gia trong phòng họp, để hướng camera tập trung vào người đang nói để loại bỏ các trạng thái hình ảnh (tầm nhìn) theo kiểu chung chung và nhàm chán phổ biến như các cuộc họp hội nghị truyền hình vẫn thường diễn ra.

·         Để cảm nhận sâu sắc hơn trong các cuộc hội thoại, Công nghệ EagleEye Director II cung cấp các trải nghiệm theo dõi giọng nói hiệu suất cao, giúp truyền tải các biểu hiện trên gương mặt và ngữ điệu cơ thể cho phép tương tác video trung thực và hiệu quả hơn. (Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=d3nT0b74DCg )

·         Polycom liên tục nghiên cứu và phát triển công nghệ hướng tới tính trực quan, dễ dàng sử dụng. Các nhà nghiên cứu phát triển sản phẩm của Polycom liên tục nghiên cứu các trải nghiệm của sản phẩm và mang lại các trải nghiệm mới cho sản phẩm nhằm nhằm đặt ra mục tiêu cho ngành trong tương lai.

·         Các sản phẩm RealPresence Group cũng có các tính năng giúp tạo ra độ rõ nét trung thực giọng nói (Clarity), tự động giảm tiếng ồn và loại bỏ các tiếng vọng, mang cuộc họp thoát khỏi các âm thanh nhiễu.

·         Công nghệ Lost Packet Recovery giúp hỗ trợ âm thanh và hình ảnh trong môi trường mạng chất lượng kém. Việc áp dụng thuật toán phân bổ một lượng nhỏ băng thông để sửa lỗi sai lêch trước đó (FEC) nhằm loại bỏ các trục trặc điển hình thường gặp trên các môi trường mạng chất lượng kém như hình ảnh bị đóng băng (đứng, giật, đổ hột) hoặc âm thanh lắp bắp …

·         Công nghệ Polycom NoiseBlock giúp loại bỏ các âm thanh khó chịu như tiếng gõ bàn phím, tiếng giấy xào xạc làm gián đoạn cuộc họp.

·         Công nghệ Polycom Acoustic Fence cho phép “chụp” chỉ giữ lại các âm thanh trong một phạm vi ảo, trong khi loại bỏ những âm thanh từ bên ngoài cho phép video conference có thể diễn ra trong môi trường không gian mở.

·         Ngoài ra với các môi trường phòng họp lớn, có nhiều thành viên cần phát biểu ở nhiều vị trí, Polycom thêm vào thành phần Polycom SoundStructure cho phép thêm vào hàng chục micro bổ sung, mang lại tinh chỉnh âm thanh rõ nét về âm thanh trong môi trường không gian phòng họp rộng lớn.

1.3 Thiết kế mở và Tương thích:
Công nghệ truyền thông là nhằm mục đích mang mọi người lại với nhau chứ không phải là để tách biệt nhau. Trong các cuộc khảo sát gần đây trên 5.000 người dùng video cho biết họ 60% người được hỏi chủ yếu sử dụng các thiết bị hoặc phần mềm của các nhà cung cấp thiết bị hội nghị truyền hình, 32% người dùng nhiều hơn 03 nhà cung cấp. Do đó không thể bó hẹp về công nghệ tương thích để tự biến sản phẩm mình thành một ốc đảo trong làng công nghệ. Giải pháp Polycom RealPresence cho phép dễ dàng tương tác và tương thích với các giải pháp hội nghị truyền hình của các hãng khác.

Điều này cho phép thiết lập được các cuộc họp hội nghị truyền hình với các đối tác hoặc khách hàng sử dụng công nghệ hội nghị truyền hình của các hãng khác.

1.4 Tối ưu về đầu tư (Best TCO)
Với giải pháp Polycom người dùng có thể tận hưởng chất lượng hình ảnh và âm thanh HD tại văn phòng hoặc tại nhà với hiệu quả sử dụng băng thông mạng được tối ưu hơn 50% so với các giải pháp cạnh tranh khác. Việc này giúp doanh nghiệp tối ưu về chi phí vì không phải nâng cấp quá nhiều để mở rộng năng lực hệ thống mạng và Gateway. Việc thiết lập cuộc hội thoại truyền hình đơn giản và dễ dàng mà không cần nhiều sự hỗ trợ của kỹ thuật giúp hệ thống tối đa hóa hiệu quả khai thác hệ thống mà không cần bổ sung quá nhiều nguồn lực IT hỗ trợ cho các cuộc họp.
1.5 Bảo vệ chi phí đầu tư (Optimize ROI)
Để mở rộng phạm vi và bảo vệ lợi ích đầu tư cho video của khách hàng, Polycom hỗ trợ rộng rãi các giao thức mở (như H.264, H.264 High Profile, SIP, RTV, TIP và SVC) sẵn sàng tương thích với các hệ thống UC (Unified Communication) của các hãng Microsoft, IBM, HP, Cisco, Avaya, và Siemens ….
1.6 Danh mục sản phẩm, giải pháp phù hợp nhiều phân khúc và môi trường hiện hữu của doanh nghiệp với nhiều tùy chọn
Có rất nhiều thiết bị chạy quá nhiều ứng dụng video khác nhau và không thể hoạt động tương thích với nhau. Người dùng cần giải pháp video có thể tích hợp với các giải pháp truyền thông phổ biến để gắn với các quy trình làm việc hằng ngày.

Polycom là giải pháp giúp loại bỏ các trở ngại này bằng cách làm cho giải pháp hội nghị truyền hình dễ dàng sử dụng và tương thích với mọi người trên bắt kỳ mạng, giao thức, ứng dụng và thiết bị nào. Nền tảng RealPresence hoạt động như là một môi trường truyền thông hợp nhất và hoạt động thông qua tương thích với các chuẩn mở với các ứng dụng truyền thông và kinh doanh của hàng trăm nhà cung cấp phổ biến trên thế giới.

1.7 Bảo mật ở cấp độ cao  (Enterprise-level Security) và khả năng mở rộng cung cấp.
Hoạt động cộng tác qua môi trường Video cần được truy cập và sử dụng một cách phổ biến, cho phép kết nối bất kỳ người nào trên mạng, dựa trên những giao thức, chuẩn mở với chất lượng và linh hoạt cao nhưng cũng phải đáp ứng tính tin cậy, bảo mật và khả năng quản lý cao nhất.

Có rất nhiều giải pháp Video khác nhau ở cấp độ người sử dụng được cung cấp thông qua các hệ thống Cloud hoặc Opensource nhưng điều này làm các cấp lãnh đạo doanh nghiệp lo ngại và không cảm thấy thoải mái về quan điểm an ninh thông tin, độ tin cậy và ổn định khi mở rộng phạm vi cung cấp.

Polycom được thiết kế để cung cấp giải pháp chất lượng cao ở môi trường băng thông thấp, kết hợp với các công nghệ nén hiệu suất cao để mang lại giải pháp hội nghị truyền hình đảm bảo tính toàn vẹn về âm thanh và hình ảnh ngay cả trong môi trường mạng mất gói cao. Polycom hỗ trợ lên tới 25.000 phiên và 75.000 thiết bị trong một sự kiện (gấp 5 lần nền tảng Video Conference khác) .

1.8 Polycom kết hợp với các giải pháp EcoSystem mang lại một giải pháp hoàn thiện nhất
Polycom có một mạng lưới đối tác làm việc với hệ sinh thái gồm hơn 7.000 đối tác để tích hợp các giải pháp hội thoại truyền hình vào môi trường kinh doanh của khách hàng. Điều này đảm bảo khả năng tương tác với các công cụ kinh doanh phổ biến để giao tiếp và tương tác với các công cụ và ứng dụng người dùng sử dụng hằng ngày.

Đặc biệt Polycom có sự kết hợp chặt chẽ với các giải pháp, sản phẩm, ứng dụng của Microsoft. Đó là một trong những sự kết hợp đơn nhất trên thị trường.

1.9 Giải Quyết Bài Toán Băng Thông Với Hạ Tầng CNTT ở Việt Nam
  Khi hội thảo với chất lượng video SD (Standard Definition) thì băng thông tối thiểu khi cần tại mỗi điểm chi nhánh là 128 Kb/s, nhưng đối với cơ sở hạ tầng mạng tại Việt Nam đã chứng minh trong thực tế thì phải cần ít nhất đường truyền tại các chi nhánh là 384 Kb/s (Up Stream = Down Stream). Và băng thông thực khi hội thảo truyền hình cần = băng thông tối thiểu của hệ thống + 20%.

Khi hội thảo với chất lượng video HD (High Definition) thì băng thông tối thiểu khi cần tại mỗi điểm chi nhánh là 512kb/s Mbps (Up Stream = Down Stream)

Khi hội thảo đa điểm thì băng thông tại điểm có MCU bằng tổng băng thông các điểm cộng lại.

1.10 Giải Pháp Toàn Diện
Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng cung cấp giải pháp hội nghị truyền hình (Video
Conferences – VC) như Polycom, Sony, Lifesize, Cisco… Giải pháp hội nghị truyền hình của mỗi một hãng đều có đặc điểm riêng, đặc trưng nhưng trong đó hãng Polycom là hãng duy nhất cung cấp một giải pháp tổng thể, toàn diện với dòng sản phẩm do chính hãng sản xuất kể cả phần lỗi đến những chi tiết nhỏ lẻ.Polyconm là hãng đưa ra giải pháp hội nghị truyền hình tổng thể trên dải thiết bị của chính hãng sản xuất ra, nhưng cũng hỗ trợ kết nối tốt với thiết bị hãng khác.Thiết bị Polycom là thiết bị cho chất lượng âm thanh nổi, có khả năng kết nối phù hợp với các thiết bị âm thanh, hình ảnh chất lượng HD bên ngoài. Trong khi đó tất cả các thiết bị của hãng khác đều chỉ cho chất lượng âm thanh mono.
Còn hãng khác cũng đưa ra giải pháp hội nghị truyền hình nhưng trên phần lớn thiết bị lõi là do hãng thứ 3 sản xuất.
2. Đánh giá dựa trên các đánh giá khách quan
IDC Đánh giá:

IDC MarketScape’s Worldwide Enterprise Video conferencing Equipment 2016 thống kê Polycom là giải pháp hội nghị truyền hình được 100% doanh nghiệp trong group Fortune 100 tin dùng và hơn 400,000 khách hàng trên khắp thế giới.

3. Đánh giá dựa trên tính đơn giản của giải pháp, tính linh hoạt và khả năng mở rộng dễ dàng
Đối với các giải pháp hội nghị truyền hình của các hãng tương đương thì thường khi lên giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến cần khảo sát chi tiết nhiều nhu cầu như: doanh nghiệp cần giải pháp hội nghị truyền hình bao nhiêu điểm? doanh nghiệp có sử dụng kèm giải pháp training present không? Doanh nghiệp có sử dụng tích hợp giải pháp thoại đi kèm? Nếu có giải pháp thoại đi kèm thì cần bao nhiêu kênh? Doanh nghiệp có sử dụng giải pháp này cho nhân viên hoạt động bên ngoài sử dụng mobility không? Doanh nghiệp cần bao nhiêu license cho mobility device? Có sử dụng tích hợp giải pháp messager tích hợp hội nghị truyền hình không? ….Với các thông tin khảo sát khá phức tạp gần như bám khá sát nhu cầu và chi tiết các tính năng sử dụng nhưng lại làm cho việc thiết kế giải pháp trở nên phức tạp và phải lựa chọn quá nhiều phương án. Việc này cũng gây khó khăn cho các phương án nâng cấp và mở rộng trong tương lai.

Với giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến cung cấp cho khách hàng là một giải pháp trọn gói đã bao gồm các thành phần tính năng như: hội thoại truyền hình đa điểm, chia sẻ tài liệu hình ảnh biểu đồ, messager, phục vụ cho mobility, tích hợp và liên thông được với các giải pháp hội thoại âm thanh qua voice IP …. Mà không cần xem xét đưa vào quá nhiều tính năng cụ thể.

Cách tính license cho giải pháp hội nghị truyền hình của Polycom cũng khá đơn giản theo hướng sử dụng theo nhu cầu (by demand). Với số lượng license chỉ được tính đơn giản theo số lượng điểm tham gia đồng thời làm cho doanh nghiệp dễ dàng định lượng được chi phí lũy tuyến khi mở rộng số lượng thiết bị ngoại vi (end point). Hoặc để tối ưu trong một số giai đoạn hoặc mức nhu cầu chỉ cần mua thêm gia tăng chi phí đầu tư thiết bị Endpoint nhưng giữ nguyên số lượng license kênh đồng thời, với phương án này thì càng đầu tư mở rộng thì chi phí đầu tư trên số điểm càng giảm.

4. Đánh giá dựa trên tiêu chí bảo mật thông tin
Thiết bị và thành phần giải pháp hội nghị truyền hình Polycom được xác nhận chứng chứng chỉ an toàn bảo mật thông tin: US DoD UC APL Certifed (tham khảo Polycom US Federal Government Accreditation site cho chi tiết). Đây là một chứng chỉ bảo mật quan trọng xác nhận khả năng bảo mật an toàn thông tin cho các giải pháp truyền thông hội tụ (UC – Unified Capabilities) có thể gồm các thành phần riêng lẻ hoặc kết hợp các loại dữ liệu truyền thông như voice, video, và hoặc với data.
Các loại dữ liệu truyền thông thoại và âm thanh tích hợp như (H.323 và SIP) được hỗ trợ giao thức mã hóa dữ liệu (Media Encryption) ở các cấp độ: AES-128 bit, AES-256 bit cho phép việc trao đổi dữ liệu video và hội thoại trên môi trường mạng công cộng được đảm bảo mã hóa, tránh các hoạt động gián điệp, do thám bắt dòng gói tin để tái dựng dữ liệu hình ảnh và âm thanh.
Polycom cũng nhận đáp ứng các chứng nhận an toàn thông tin theo tiêu chuẩn FIPS 140-2 Validated Cryptography theo chứng nhận Cert. #1747 về bảo mật và an toàn thông tin trên các giao thức và hệ thống ký số mở.

(tham khảo tại: http://csrc.nist.gov/groups/STM/cmvp/documents/140-1/140val-all.htm )

Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp các công cụ và tính năng bảo mật khác như : hỗ trojwj H.235.6, hỗ trợ xác thực truy cập qua web, quản lý các chứng thư ký số điện tử, hỗ trợ nhận diện tấn công từ chối dịch vụ, thiết lập các security profiles, truy cập Whitelist….

 

— o —

 

Bạn cần nhân lực IT toàn diện? Tại sao phải thuê ngoài?

Bạn đang tìm kiếm giải pháp IT hỗ trợ để tập trung vào phát triển giá trị kinh doanh cốt lõi?

Bạn đang lo lắng về năng lực và chất lượng dịch vụ hỗ trợ, kể cả trong hoạt động tự tuyển dụng nhân sự IT?

Bạn đang đang cần tìm một vài nhân sự IT chuyển đổi số: IT hỗ trợ, IT hệ thống, IT xây dựng ứng dụng, IT phát triển website, IT phụ trách Marketing online …

Hãy xem, lý do tại sao IT Services Outsource có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề này?

1. Vấn đề đánh giá và quản lý chuyên môn IT

Bạn đang tập trung vào giá trị kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp mình?

Bạn có thể là chuyên gia hoặc không phải là chuyên gia trong lĩnh vực IT.

  • Nếu bạn từng làm trong lĩnh vực liên quan hoặc am hiểu lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn sẽ nhanh chóng nhận vai trò của việc thuê ngoài các dịch vụ IT không cốt lõi để tập trung vào phát triển các giá trị kinh doanh cốt lõi cho doanh nghiệp mình.
  • Nếu bạn không phải chuyên môn về IT, bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu, phân tích, và chọn lựa ứng viên hoặc đánh giá đơn vị thuê ngoài.
    Chắc hẳn chúng tôi có thể hỗ trợ bạn rất nhiều về vấn đề này, vì IT Services là chuyên môn của chúng tôi.

2. Vấn đề quản lý theo dõi tiến độ và chất lượng công việc

Khi IT không phải là chuyên môn của bạn, và bạn cần tập trung vào việc phát triển giá trị công việc cốt lõi của mình thì việc nắm bắt, lập kế hoạch, quản lý theo dõi tiến độ, chất lượng công việc cũng là một vấn đề khó khăn về mặt quản lý mà không phải chuyên môn, trong khi đó với công việc thuê ngoài bạn chỉ cần quản lý kết quả và tiến độ theo đầu mục công việc chứ không cần phải nắm bắt các lý do và nghiệp vụ chi tiết bên trong.

3.Nhu cầu cải tiến và phát triển hệ thống

Mặc dù trong thời đại 4.0 công nghệ đóng vai trò then chốt cho yếu tố lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên nhu cầu cải tiến, phát triển ứng dụng công nghệ vào hệ thống và các công việc mang tính chất hỗ trợ, vận hành, bảo trì lại tiêu tốn và chi phối một phần nguồn lực nội bộ cho công ty của bạn mà không mang lại hay tập trung vào phát triển tối ưu hoạt động hệ thống kinh doanh hay phát triển dịch vụ mới.

Thay vào việc bố trí các nguồn nhân lực kiêm nhiệm, bạn nên cân nhắc sử dụng phương pháp (Use on Demand) để linh hoạt và tối ưu về chi phí theo từng giai đoạn kinh doanh.

 

4. Hoạch định phát triển định hướng nghề nghiệp

Mỗi một nhân sự làm việc họ đều cần có định hướng phát triển nghề nghiệp và thay đổi điều kiện môi trường để trải nghiệm những hệ thống mới hay hứng thú với các thách thức khác đi.

Với đặc thù mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một hoặc một vài lĩnh vực, sau một vài lần phát triển hệ thống thì các hoạt động sau đó thiên về tính chất vận hành và duy trì, hầu như các sự thay đổi về mặt hệ thống công nghệ khó đáp ứng nhu cầu đổi mới cho nhân sự gia tăng trải nghiệm cho các thách thức mới. Đối với mặt này thì các đơn vị cung cấp dịch vụ vẫn là môi trường phát triển và trải nghiệm tốt đối với nhân sự, họ có thể linh động lựa chọn điều kiện làm việc, thời gian, tính chất hoặc quy mô hệ thống … ngoài ra họ còn có một môi trường để giao tiếp, tương trợ, và đồng đội…

5. Tinh thần Teamwork và tạo động lực gắn kết giá trị cốt lõi

Bạn có biết, mỗi một cộng sự trong bộ máy ngoài việc theo trách nhiệm phải hoàn thành công việc, phấn đấu đạt kế hoạch KPI để tăng lương, thưởng, chính sách phúc lợi và phát triển nghề nghiệp theo định hướng công ty hằng năm… thì nhân sự ai cũng cần các đồng nghiệp cùng lĩnh vực, có thể trao đổi, chia sẻ, tương trợ, bổ trợ khả năng / kiến thức …  làm việc Teamwork với một team ăn ý là một trong những hạnh phúc nhất trong công việc.

Về mặt này các công ty chuyên về Dịch vụ IT có đủ điều kiện để xây dựng môi trường Teamwork và một đội ngũ IT chuyên tâm tập trung phát triển dịch vụ IT ngày càng ổn định và phát triển đị theo sự phát triển của khách hàng.

6. Tối ưu chi phí cố định và sử dụng theo nhu cầu?

Việc cân đối chi phí kinh doanh hằng năm, lập kế hoạch tăng trưởng hay cắt lỗ từng định khoản trong hoạt động chi phí doanh nghiệp hằng năm luôn là trăn trở của những người quản lý và vận hành doanh nghiệp. Việc sử dụng nguồn lực thuê ngoài, chúng tôi có thể giúp bạn cố định và kế hoạch được chi phí hoạt động. Giúp bạn dễ dàng cân đối và lập kế hoạch chi phí vận hành hàng năm một cách nhanh chóng, và cũng có thể dự đoán được khả năng gia tăng hoặc cắt giảm chi phí theo nhu cầu mới hoặc theo tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình hằng năm.

Nếu bạn xem mọi liên quan tới IT là một Services, chúng tôi có thể giúp bạn Manage IT.

Việc chúng tôi tập trung vào giá trị cốt lõi của mình chính là cách giúp mang tới giá trị dịch vụ IT tốt nhất cho bạn.

Do đó, khi cân nhắc về việc tuyển dụng IT, hoặc cần Dịch vụ IT hỗ trợ, IT tư vấn giải pháp, … hãy liên hệ (contact@ccvi.vn) chúng tôi.

Máy tính để bàn Dell XPS, Precision, Optiplex, Vostro, Inspiron, chọn sử dụng dòng nào cho phù hợp?

Dell

Thị trường máy tính để bàn Dell hiện tại là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp với trải nghiệm thị trường hoạt động tốt, ổn định, và hiệu năng cao với nhiều lựa chọn cấu hình và mẫu mã.

Dell

Tuy nhiên, bạn có thật sự hiệu rõ và chọn lựa đúng các dòng nhãn hiệu máy tính Dell theo nhu cầu?
Sau đây chúng tôi sẽ tóm lược lại lại các mục tiêu và phân khúc thiết kế các dòng thương hiệu máy tính Dell hỗ trợ bạn lựa chọn đúng dòng và cấu hình trong quá trình chọn lựa giữa các dòng máy cho phù hợp.

Cơ bản, Máy tính để bàn Dell có 05 dòng cơ bản gồm:

Dell XPS Desktop Dell Precision Dell Optiplex Dell Vostro Dell Inspiron
Dòng cao cấp hướng tới hiệu năng cao

(Ultra PCs)

Dòng chuyên dụng hướng tới hỗ trợ đồ hoạ

(WorkStation)

Dòng tích hợp đa chức năng hướng tới doanh nghiệp vừa & Enterprise

(High Performance & Quality)

Dòng tối giản chức năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) Dòng cho gia đình, cá nhân, Soho business

(Home)

Nổi bật: Thiết kế mang lại khả năng mở rộng tối đa và tối ưu hiêu năng

(Performance & Optimize)

Nổi bật: Dòng máy hỗ trợ tối đa cho các ứng dụng đồ hoạ, hiệu suất cao, bộ nhớ & xử lý nhanh

(Graphics performance)

Nổi bật: Dòng máy này dẫn đầu về hiệu suất và khả năng bền bỉ, chất lượng ổn định, đa dạng kiểu dáng và tích hợp nhiều tiện ích cho văn phòng

(Medium & Enterprise business)

Nổi bật: Máy tính được thiết kế với các tính năng cần thiết, bảo mật và linh hoạt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

(SMB)

Nổi bật: Máy tính được thiết kế cho khả năng đa dụng cho việc kết nối tiện ích và lưu trữ dữ liệu cá nhân, gia đình

(Home, Soho Business)

Kiểu dáng:

Tower

 

 

Kiểu dáng:

Tower hoặc Rack

 

 

Kiểu dáng:

Tower, Small form factor và Mini Tower

Kiểu dáng:

Tower và Small Tower

 

Kiểu dáng:

Tower

 

 

Tính năng nổi bật

Được thiết kế một cách tinh tế và đẳng cấp nhất để mang lại hiệu năng xử lý cao nhất, khả năng tích hợp đa dạng, và mở rộng cao nhưng vẫn đáp ứng được tính tối giản nhất.

Sử dụng Chip xử lý hiệu năng 10core đến 20 Core kết hợp với các đồ hoạt tuỳ chọn NVIDIA và AMD phù hợp cho các yêu cầu về Render video (VR), chơi Games, Các ứng dụng Video, hình ảnh độ nét cao, …

Vỏ bằng hợp kim Benzel và thiết kế Airflow tối ưu

Tính năng nổi bật

Đúng nghĩa là máy trạm làm việc (Workstation) với các dòng Chip Intel cao nhất và Xeon chuyên dụng cho Server để tối đa hiệu năng xử lý.

Dell Reliable Memory Technology (RMT) Pro với các công nghệ RAM sử dụng ECC bảo vệ an toàn và ngăn ngừa lỗi.

Dòng máy đạt chứng chỉ ISV certified về đảm bảo hiệu năng cao.

Dell Optimizer for Precision được thiết kế riêng cho dòng này với các tính năng Express Sign-in, Express ResponseIntelligent Audio giúp tối ưu hoá về các rủi ro, hiệu năng, xử lý âm thanh & hình ảnh.

Cho phép tích hợp sẵn hay mở rộng khả năng xử lý đồ hoạ với các dòng xử lý đồ hoạ cao cấp của NVIDIA Quadro® RTX and AMD Radeon Pro™  hỗ trợ tốt nhất cho VR và AI.

(Video & Graphics Render)

 

Tính năng nổi bật

Dell Optimizer sử dụng AI để hỗ trợ tối ưu máy tính

ExpressResponseIntelligent Audio giúp phân tích và hỗ trợ tối ưu trải nghiệm người dùng

Có nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp với môi trường văn phòng hiện đại, tối giản, gọn gàng.

Dòng máy đạt tiêu chuẩn quân đội MIL-STD, tích hợp các tính năng bảo mật cao cấp, phù hợp với các ứng dụng kết nối Cloud Services

 

 

Tính năng nổi bật

Bao gồm cấu hình tối giản nhất để tối ưu nhất về giá trị đầu tư, với chất lượng độ bền và ổn định, tiêu chuẩn cao hơn so với dòng Inspiron

Trusted Platform Module (TPM) hỗ trợ lưu trữ mã hoá dữ liệu ổ cứng giúp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp của bạn.

Tính năng nổi bật

Tích hợp sẵn các công cụ giải trí đa phương tiện như  Wifi 802.11ac + Bluethooth 5.0, trải nghiệm âm thanh 5.1 với Waves MaxxAudio® Pro, linh hoạt và dễ dàng kết nối tới Tablet, Tivi qua các giao tiếp VGA, HDMI, USB nhiều và các tích hợp sẵn các khe cắm card reader 5-in-1

Dell Mobile Connect cho phép bạn dễ dàng kết nối và chia sẻ dữ liệu trên điện thoại với máy tính cá nhân, cũng như chia sẻ các thông báo (Notification) về cuộc gọi, SMS, IMs, và các ứng dụngkhác trên máy tính.

Mức giá trung bình

15.000.000 đến 22.000.000 VNĐ

Mức giá trung bình

25.000.000 đến 40.000.000 VNĐ

Mức giá trung bình

8.000.000 đến 15.000.000 VNĐ

Mức giá trung bình

6.000.000 đến 12.000.000 VNĐ

Đa dạng

Từ khởi điểm 6.000.000 VNĐ đến 12.000.000 đến 20.000.000 VNĐ.

 

Dòng Dell Optiplex

Dòng máy Dell Optiplex hướng tới phân khúc doanh nghiệp phân khúc vừa (Medium business) trở lên và lựa chọn sử dụng với độ bền và ổn định. Máy tính Dell Optiplex được thiết kế với độ bền và chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, được ưu chuộng và sử dụng bởi các doanh nghiệp Global, có mặt ở nhiều quốc gia, với cấu hình và mẫu mã có thể dễ dàng chuẩn hoá trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cấu hình máy tính Dell Optiplex thường có yếu tố linh hoạt cao, tiết kiệm không gian, và luôn sử dụng Chip thế hệ cao nhất (Intel®) để phát huy hết tiềm năng xử lý.

Thế hệ mới nhất của Dell Optiplex năm 2020 với Intel® Core thế hệ 10 hướng tới tối ưu cho AI, để mang tới trải nghiệm một máy tính thông minh và hiệu năng xử lý nhanh hơn. Dòng này được tích hợp phần mềm Dell Optimizer được hỗ trợ bởi AI để giúp tối ưu hoạt động máy tính của bạn nhằm mang lại hiệu suất làm việc và trải nghiệm cao nhất. Tính năng ExpressResponse và Intelligent Audio cho phép phân tích và hiệu chỉnh trực quan hệ thống của bạn từ quản lý hiệu suất cho tới âm thanh … giúp tăng độ trải nghiệm người dùng.

Dòng máy tính này được sản xuất và kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế, nhập khẩu nguyên chiếc, hỗ trợ gọi bảo hành phần cứng tận nơi.

Ưu điểm Dell Optiplex:

  • Chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (Global), chất lượng quân đội MIL-STD.
  • Sản phẩm đóng gói nhập khẩu nguyên chiếc
  • Lựa chọn linh hoạt các dòng chủng loại & model cấu hình phù hợp với mức giá
  • Tuổi thọ khai thác trung bình dài: tối thiểu 5 năm cho đến 10 năm
  • Độ ổn định theo thời gian (hao mòn ít)
  • Khả năng nâng cấp mở rộng máy dễ dàng
  • Kiểu dáng mẫu mã nhiều tuỳ chọn với các điều kiện văn phòng khác nhau.
  • Thời gian bảo hành lên đến 36 tháng
  • Gọi bảo hành tận nơi

Đối tượng sử dụng Dell Optiplex :

  • Các công ty hoặc tập đoàn Global, cần chuẩn hoá cấu hình máy.
  • Khách hàng cần chủng loại máy sử dụng thời gian khấu hao dài, ổn định và ít hư hỏng hay lỗi vặt.
  • Khách hàng cần máy tính sử dụng trong các môi trường hoặc điều kiện khắc nghiệt, nhiều bụi, nhiệt độ hoặc đô ẩm cao.
  • Chế độ bảo trì ít.

 

Dell XPS PCs

Cũng giống như người anh em máy tính xách tay XPS, máy tính để bàn mang lại hiệu suất cao hơn so với chi phí bạn bỏ ra, với mức độ thẫm mỹ, tinh tế, được tích hợp đa dạng hơn là mẫu mã hầm hố như một máy tính dành cho chơi Game.

Máy tính hỗ trợ 4 khoan cắm ổ đĩa, 03 khoang cắm khe mở rộng, và hỗ trợ nguồn điện hiệu suất cao lên đến 500 Watts đủ nguồn để hỗ trợ card đồ hoạ hoạt động một cách mượt mà nhất.

Phiên bản XPS PCs năm nay hỗ trợ Chip Intel Core thế hệ 10 (hay còn gọi là Comet Lake) và linh hoạt lựa chọn thang card đồ hoạ GeForce GT 1000 series đến GeForce RTX 2000 series hoặc cao hơn.

Với hiệu năng xử lý cao và nguồn hiệu suất lớn, khung thùng máy lại vừa phải, thì lượng nhiệt cần giải phóng cũng là điều kiện môi trường mà dòng Dell XPS quan tâm. Dell XPS Cooler với thiết kế vỏ máy bằng hợp kim Benzel và thiết kế Airflow tốt cho phép máy tính thoát nhiệt nhanh để duy trì hiệu suất hoạt động ổn định và bền bỉ theo thời gian.

Dòng này cũng hỗ trợ đa dạng các dòng cắm lưu trữ từ dạng HDD SATA tới ổ cứng SSD NVMe M.2 PCIe tốc độ cao. Cũng như hỗ trợ đa dạng các loại cổng giao tiếp USB 3.1 mặt trước/sau, sạc USB Type-C, USB 2.0, cổng HDMI và Diskplayport, lựa chọn kết nối Wifi chuẩn 802.11ac , Bluetooth 4.1 và Wi-Fi Killer 802.11ax.

Ưu điểm Dell XPS PCs:

  • Thiết kế tinh tế, thẫm mỹ
  • Hiệu năng hiệu suất cao linh hoạt lựa chọn.
  • Các tính năng tích hợp đa dạng, kết nối linh hoạt
  • Chất lượng sản phẩm thuộc hàng cao cấp
  • Khả năng nâng cấp tối đa lớn
  • Máy vận hành êm ái với âm thanh cực êm
  • Thời gian bảo hành lên đến 36 tháng
  • Gọi bảo hành tận nơi

Đối tượng sử dụng Dell XPS PCs:

  • Dell XPS PCs hướng tới người sử dụng chuộng sự tinh tế, đẳng cấp.
  • Người sử dụng thuộc nhóm quản lý, quản trị (Manager), với nhu cầu sử dụng đa dạng, tinh tế cần hiệu năng cao.

 

Dell Precision:

Đây là dòng máy chuyên dụng của Dell cho dân thiết kế đồ hoạ, hình ảnh, video, xử lý tính toán dữ liệu, hiệu năng cao.

Dell Precision cung cấp với 03 dòng Series phổ biến:

  • 3000 Series: hướng tới máy trạm làm việc cá nhân thiết kế đồ hoạ, xử lý hình ảnh, video render, biên tập viên hình ảnh, …
  • 5000 Series: hướng tới máy trạm sử dụng cho công việc render hiệu suất cao cho các hình ảnh thiết kế 3D, kiến trúc, xử lý render video / hình ảnh độ nét chất lượng cao (4K)….
  • 7000 Series: là dòng cao cấp nhất, hỗ trợ cho các công việc xử lý đồ hoạ, video độ nét cao, cho các công trình, dự án, …. Xử lý tính toán thí nghiệm, dữ liệu lớn, xử lý dữ liệu biên trong các mô hình phân tích dữ liệu AI, Video Analyzer, Workstation …

Bảng so sánh các dòng máy trạm Dell Precision:

Ưu điểm Dell Precision:

  • Sử dụng Chíp xử lý hiệu năng cao
  • Chất lượng và độ ổn định cao.
  • Khả năng tương thích & mở rộng đồ hoạ linh hoạt
  • Thời gian bảo hành lên đến 36 tháng
  • Gọi bảo hành tận nơi

 

Đối tượng sử dụng Dell Precision:

  • Hướng tới người dùng thuộc lĩnh vực, bộ phận Marketing, biên tập, thiết kế, đồ hoạ.
  • Sinh viên sử dụng cho các Lab xử lý tính toán yêu cầu hiệu năng cao
  • Người chơi Games với yêu cầu khả năng xử lý độ hoạ mạnh, độ trễ thấp.
  • Bộ phận thiết kế, dự án, công trình yêu cầu chắc năng Render và nâng cấp tốt.
  • Máy tính cũng có thể sử dụng cho các chức năng chuyên dụng, tự động hoá, xử lý video hình ảnh (VR), phân tích dữ liệu biên trong các hạ tầng IoT, AI …

 

Dell Vostro

Máy tính Dell Vostro là dòng máy tính phục vụ cho phân cấp doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB). Do điểm giá mềm, và hiệu năng đáp ứng vừa phải, dòng này cũng dần được thiết kế với khung và board máy được nhập khẩu nước ngoài và linh kiện lắp ráp trong nước, tiêu chuẩn chất lượng theo thị trường nội địa.

Tích hợp tính năng bảo mật Trusted Platform Module (TPM) cho phép thiết lập bảo mật mã hoá lưu trữ ổ cứng bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp bạn giúp hạn chế đánh cắp dữ liệu.

Dell Vostro cũng hỗ tợ tính năng bảo mật truy cập lưu trữ trên máy với BitLocker (xác thực đa yếu tố) trước khi bắt đầu sử dụng máy tính.

Ứng dụng Dell Mobile Connect App trên Dell Vostro cho phép hỗ trợ kết nối máy tính với thiết bị Mobility dễ dàng để chia sẻ kết nối và lưu trữ đồng bộ thông tin với các thiết bị Smartphone.

Dell Vostro cung cấp với 02 dòng Series chính:

  • 3000 Series: hỗ trợ các tính năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với 02 tuỳ chọn kiểu dáng kích thước thông thường và kích thước nhỏ gọn.
  • 5000 Series: với cấu hình hiệu năng cao hơn, tích hợp bộ xử lý và đồ hoạ hiệu năng cao, cũng như linh hoạt nâng cấp và chọn cấu hình hiệu năng với nhu cầu doanh nghiệp.

Đối tượng sử dụng Dell Vostro:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Sử dụng hiệu năng cho môi trường giáo dục, máy phòng lab
  • Chất lượng và độ ổn định vừa phải, vòng đời sử dụng máy thấp hơn dòng Optiplex
  • Dễ dàng lựa chọn cấu hình với mức kinh phí vừa phải
  • Phân khúc người sử dụng có nhu cầu cấu hình khởi động đơn giản nhưng vẫn có thể nâng cấp trong tương lai.

 

Dell Inspiron

Đây là dòng máy hướng tới người sử dụng thuộc đối tượng gia đình, cá nhân. Do đó, dòng máy được thiết kế với các tính năng và tích hợp đa nhiệm phục vụ cho các nhu cầu giải trí và sử dụng cá nhân như:

  • Đa dạng tích hợp các phương thức kết nối Wifi 802.11ac, Bluetooth.
  • Hỗ trợ sẵn các giao tiếp ngoại vi cá nhân như Card reader 5-in-1
  • Hỗ trợ các tiện ích âm thanh 5.1 với Waves MaxxAudio® Pro
  • Có thể linh hoạt nâng cấp sử dụng thêm card đồ hoạ cho mục tiêu sử dụng cho giải trí, chơi games, thiết kế đồ hoạ xử lý hình ảnh đơn giản….

Dell Mobile Connect kết nối Point-to-point giữa thiết bị di động và máy tính giúp người dùng dễ dàng chia sẻ và kết nối các thiết bị Mobility vào máy tính để lưu trữ, chia sẻ hình ảnh, backup dữ liệu mobile lên máy tính cá nhân dễ dàng.

Dòng Inspiron cũng tương tự Vostro dần được nhập khẩu và lắp ráp linh kiện trong nước, tiêu chuẩn chất lượng theo thị trường nội địa.

Đối tượng sử dụng Dell Inspiron:

  • Máy tính dành cho cá nhân, gia đình, sinh viên.
  • Sử dụng cho các mục đích trình diễn hay, kết nối trình chiếu dữ liệu không quan trọng.

Vì sao chọn máy tính Dell?

Hầu như các dòng máy tính Dell ở thị trường Việt Nam có một lợi thế rất quan trọng là dịch vụ bảo hành tận nơi miễn phí 12 tháng với các dịch vụ

  • Pro Support: cho máy tính Vostro, Inspiron
  • Premium Support: cho các dòng Optiplex, XPS, Alienware, Precision

Kỹ sư bảo hành của Dell sẽ tới tận nơi kiểm tra bảo hành thiết bị cho bạn chỉ trong 48 giờ kể từ khi thông tin được tiếp nhận và áp dụng trên phạm vi cả nước.

Để kiểm tra bảo hành cũng rất linh hoạt, bạn chỉ cần truy cập website https://www.dell.com/support/warranty  của Dell để tự tra cứu số Services Tag trên máy hoặc gọi điện cho tổng đài viên thông tin về số Services Tag, số hoá đơn mua hàng … để được hướng dẫn hỗ trợ.

  1. Hotline miễn phí 24/7: 1800 545455 (Bao gồm cả ngày lễ, Tết)
  2. Hòm thư điện tử:

 

Ngoài ra bạn còn có thể dễ dàng tuỳ chỉnh yêu cầu (Customize) lại cấu hình phù hợp với nhu cầu khi liên hệ (contact@ccvi.vn ) với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ lựa chọn phù hợp nhất.

— o —

Ổ cứng SSD NVMe vs M.2 SATA, mSATA nên chọn loại nào?

SSD NVMe vs M.2 SATA, mSATA

Các ứng dụng và công cụ trình duyệt sử dụng trên máy tính ngày càng yêu cầu tiêu tốn nhiều tài nguyên và hiệu suất Chip CPU cao, dung lượng RAM tương đối, khả năng xử lý đồ hoạ … thì tốc độ ổ cứng chiếm một vai trò khá quan trọng mà ít khi được người dùng chú ý tới.

Đặc biệt, khi các dịch vụ Cloud đang ngày càng phổi biến thì các dịch vụ đồng bộ dữ liệu ngày càng được sử dụng nhiều trên máy tính, từ các ứng dụng Cloud Drive Google, Microsoft OneDrive, Dropbox, … thì các công cụ chat & cộng tác như, Teams, Bitrix, Zalo, Viber, Facebook… cũng yêu cầu đồng bộ các Store dữ liệu file chia sẻ … Do đó, với khả năng của loại ổ cứng HDD (ổ cứng cơ học) truyền thống hiệu suất giới hạn.

Do đó, việc bắt buộc phải nâng cấp hoặc chọn lựa đầu tư ổ cứng SSD cho máy tính mới là việc cần thiết, nhưng trên thị trường có nhiều loại ổ cứng với các thương hiệu khác nhau thì chúng ta nên chọn lựa thế nào cho phù hợp với các loại thuật ngữ phổ biến như SSD SATA 3, M.2 và NVMe.

Trước tiên, chúng ta cần có khái niệm rõ về các loại giao tiếp ổ cứng và loại ổ cứng SSD (hay ổ cứng phổ biến trên thị trường.

Trước tiên bạn nên biết tốc độ chuẩn giao tiếp không quyết định tất cả về hiệu suất của một ổ cứng SSD.

  • Ổ cứng HDD tốc độ 7200 RPM – tốc độ đọc / ghi trung bình 80-160MB / giây
  • SSD SATA 3 – tốc độ đọc / ghi lên tới 550MB / giây
  • SSD NVME – tốc độ đọc / ghi lên tới 3,500MB / giây

Chuẩn giao tiếp SATA 3

Là chuẩn giao tiếp phổ biến của 2 thập kỷ trước trên các thiết bị máy tính xách tay và để bàn … Chuẩn giao tiếp SATA III có tốc độ cổng giao tiếp lên đến 600 MB/s, được kết nối với chíp giao tiếp AHCI  trong board mạch máy nhằm hỗ trợ tối ưu hoá cho các thiết bị ổ quay cơ học có độ trễ cao chứ không phải cho loại có độ trễ thấp như SSD hiện nay.

 

Chuẩn giao tiếp NVMe

Viết tắt của (Non-Volatile Memory Express) là loại giao diện lưu trữ truyền trực tiếp vào khe giao tiếp PCI Express tốc độ cao của board mạch máy tính với độ trễ thấp.

PCIe 3.0 cho phép tốc độ lên đến 985 Mbps trên mỗi làn, trong khi NVMe sử dụng 4 làn PCIe cho tốc độ mở rộng tối đa tới 3.9 Gbps.

Các chuẩn ổ cứng NVMe có các hình thức khác nhau dưới dạng thanh cắm M.2 hoặc trực tiếp vào khe PCIe dưới dạng khe hoặc card full-high

 

Khe giao tiếp PCIe

Bạn thường được biết nó như một giao tiếp cắm card đồ hoạ, hay card mở rộng Thunderbolt, … đơn giản vì đây là loại giao tiếp phần cứng cho phép kết nối trực tiếp vào board mạch chủ máy tính với tốc độ truyền tải dữ liệu cao nhất với chuẩn cắm PCIe 3.0 cho tốc độ truyền dữ liệu lên đến 985 Mbps / làn được chuẩn giao tiếp dữ liệu NVMe sử dụng.

Với chuẩn cắm NVMe PCIe bắt buộc máy tính của bạn phải hỗ trợ khe cắm chuẩn này.

 

M.2 là gì?

M.2 không phải là một giao thức khác của SATA 3 hay NVMe mà nó là một thuật ngữ mô tả hình dạng vật lý của đĩa SSD tương tự như các loại hình dạng 2.5 inch như ổ HDD của laptop hay dạng thẻ 1/8 kích thước 2.5 inch (sử dụng cho mSATA bên dưới)

Kích thước loại M.2 có một vài hình dạng vật lý với độ rộng 22mm và chiều dài lần lượt là 30|40|60|80|100 mm tương ứng với các loại phổ biến như M.2 mã kích thước 2240, 2260, 2280.

 

SSD SATA 3 vs NVMe khác nhau thế nào?

Hai phương pháp khác nhau mà máy tính đọc SSD là: SATA 3NVMe.

Kết nối SATA 3 là sự kết hợp giữa cáp nối tín hiệu và nguồn trực tiếp vào board mạch chủ.

NVMe ở trạng thái rắn nên có thể đọc trực tiếp từ khe cắm PCIe ngay trên board mạch chủ nhanh hơn so với SATA.

 

Như vậy có 2 loại SSD chính là SATA SSD và NVMe SSD

1. SATA SSD có có 3 loại hình dáng chính:

    • 2.5” SSD SATA có loại ổ cứng SATA 2.5 Inch hình dáng tương tự như ổ HDD 2.5 inch, loại này hay được dùng cho máy tính để bàn.
    • mSATA SSD dạng card nhỏ bằng 1/8 ổ SSD SATA 2.5 inch thông thường, loại này có chân cắm tương tự như chân cắm ổ SATA 2.5 inch chỉ khác không có phần vỏ bao bọc bên ngoài mà được vít bằng ốc vào khe cắm SATA trên board, loại này hay được dùng cho máy tính Laptop.
    • M.2 SATA SSD dạng thanh dài với các kích thức phổ biến 2240, 2260, 2280 mm. Loại này cũng thường được sử dụng cho laptop.

 

2. NVMe SSD có 2 loại chuẩn cắm

  • NVMe khe cắm M.2, thường gắn cho máy tính laptop hoặc máy tính để bàn kích thước nhỏ gọn.
  • NVMe dạng Card gắn vào khe PCIe, thường được dùng gắn cho máy tính để bàn

NVMe M.2 có 03 loại kích thước phổ biến:

  • NVMe M.2 2240
  • NVMe M.2 2260
  • NVMe M.2 2280

Ngoài ra còn có một số loại dạng card chuyển loại ổ cứng NVMe M.2 sang loại gắn sang Card PCIe slot thông thường trên máy tính.

 

Hãy liên hệ chúng tôi contact@ccvi.vn để được tư vấn và có sự lựa chọn phù hợp nhất.

— o —

Nhắn tin bằng công cụ có mã hoá đầu cuối E2EE ? Tại sao nên sử dụng?

Mọi thứ có vẻ như bạn và bàn bè của các bạn đang gửi tin nhắn riêng tư cho nhau trên các phương tiện chat hằng ngày qua Zalo, Viber, Whataps, Messenger , Telegram … Nhưng thỉnh thoảng trên một số  phương tiện chat hoặc video call chúng ta gặp thông điệp mỗi khi bắt đầu đoạn Chat với thông tin như “Your messages and calls are end-to-end encrypted….”. Vậy chúng có vai trò gì và hoạt động như thế nào? Một số người sử dụng còn lo lắng rằng thiết bị chúng ta đang bị can thiệp mã hoá dữ liệu bởi một hacker hay một loại virus nào đó, các bạn hãy an tâm vì bạn đang lựa chọn một công cụ trao đổi thông tin và dữ liệu được bảo vệ an toàn và khách quan nhé. Thông điệp này có nghĩa rằng công cụ mà bạn đang sử dụng đã sử dụng công nghệ bảo mật đầu cuối đến đầu cuối (End to End Encrypted).

Vậy chúng là gì và hoạt động như thế nào? Chúng bảo vệ thông tin bạn bằng cách nào?

Cách hoạt động của các hoạt động nhắn tin không có E2EE

Thông thường, các hoạt động nhắn tin qua các công cụ chat đều được quản lý và trao đổi thông qua một máy chủ trung gian nhà cung cấp theo mô hình Khách-Chủ (Client-Server-Client), do đó thực tế rằng máy chủ có thể đọc được dữ liệu chat, trao đổi dữ liệu hay ghi lại video call của bạn và người nhận. Nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin chịu trách nhiệm giữ an toàn thông tin và bảo mật hệ thống để đảm bảo các dữ liệu trao đổi cá nhân của bạn được an toàn, tuy nhiên không có gì là tuyệt đối cả.

Khi các dịch vụ nhắn tin ngày càng phổ biến như thế này thì nhu cầu mã hoá đầu cuối là một yêu cầu tiên quyết đặt ra cho các nhà cung cấp công cụ nhắn tin uy tín. Mã hoá đầu cuối là phương thức để hỗ trợ mã hoá dữ liệu trao đổi giữa người gửi và người nhận trong suốt quá trình giao dịch sao cho chỉ có người gửi và người nhận có thể mở và đọc được thông tin, ngoài ra không thể đọc hoặc giải mã bởi máy chủ truyền tải trung gian của bản thân nhà cung cấp ứng dụng mà bạn đang sử dụng.

Mã hoá đầu cuối E2EE hoạt động như thế nào?

Dữ liệu được mã hoá đầu cuối đảm bảo rằng không có ai khác ngoài bạn và những người bạn đang trao đổi thông tin có thể đọc được nội dung tin nhắn hoặc các dữ liệu mà bạn chia sẻ. Các công cụ phổ biến hiện nay đang có công nghệ End-to-End-Encrypted như Whatapp, Viber, Telegram, Signal, Google Duo… mỗi khi bắt đầu các cuộc trò chuyện với người nhận hoặc một nhóm trao đổi thông tin đều thiết lập phương thức mã hoá ban đầu trước khi các quá trình trao đổi thông tin bắt đầu. Kể từ thời điểm đó trở đi, toàn bộ các dữ liệu được trao đổi giữa bạn và người nhận hay giữa bạn và các thành viên trong nhóm chat sẽ được mã hoá đi qua máy chủ mà máy chủ hoàn toàn không biết bạn đang trao đổi thông tin gì? Máy chủ chỉ có vai trò truyền nhận và đồng bộ thông tin đã được mã hoá.

 

Nguyên lý trao đổi khoá Diffie-Hellman

Phương thức mã hoá dữ liệu đầu cuối được sử dụng theo thuật toán trao đổi khoá Diffie-Hellman đảm bảo dữ liệu được thiết lập, trao đổi và chỉ giải mã được bởi các thiết bị đầu cuối đang trao đổi thông tin với nhau.

Để dễ hình dung hơn các phương pháp thuật toán phức tạp, chúng ta nói về câu chuyện giữa Alice và Bob thoả thuận công thức trộn sơn sao cho chỉ có Alice và Bob đều dùng công thức pha chế bí mật riêng nhưng khi nhận được thùng sơn thì dùng có thể chuyển thùng sơn trở lại màu nguyên bản từ đầu. Bất kể người thứ ba nào có được thùng sơn trong lúc lưu chuyển thùng sơn bên ngoài đều không bao giờ biết cách nào biết được màu sơn nguyên thuỷ là gì?

Hãy bắt đầu,

  1. Ban đầu, cả 2 gửi tin cho nhau thống nhất, quyết định màu chung là màu Vàng (public key).
  2. Sau đó, mỗi bên sẽ chọn màu riêng của mình (private key), mà bên còn lại hoàn toàn không biết lẫn nhau.
    • Alice chọn màu bí mật của mình là màu Cam (Alice’s private key)
    • Còn Bob chọn màu bí mật là màu Xanh dương (Bob’s private key)
  3. Kế đó, cả hai bắt đầu trộn màu bí mật riêng của mình (private) với màu đã thống nhất ban đầu (public) là màu vàng.
    • Alice: trộn màu Vàng + Cam tạo ra màu Cam nhạt
    • Bob: trộn màu Vàng + Xanh dương nhạt tạo ra màu Xanh lục.
  4. Kế đến, hai đối tác trao đổi mẫu sơn đã trộn cho nhau
    1. Alice nhận màu Xanh lục
    2. Bob nhận màu Cam nhạt
  5. Sau đó, cả hai lại sử dụng màu bí mật riêng (Private) của mình trộn với hỗn hợp màu mình vừa nhận từ bên kia:
    1. Alice trộn màu Xanh Lục trộn màu Cam (Alice’s private key) cho ra kết quả Màu Nâu đất
    2. Tương tự, Bob cũng lấy màu Cam nhạt trộn với màu Xanh dương (Bob’s private key) kết quả đồng cho ra Màu Nâu như Alice

Cả 2 cùng cho ra một kết quả màu, mà không cần phải gửi toàn bộ các bí mật chung và riêng trên một kênh liên lạc từ đó về sau.

Tất cả các mẫu tin mà một kẻ tấn công có thể lắng nghe được chỉ là màu Vàng chung và các hỗn hợp màu đã được trao đổi (Cam nhạt,  Xanh lục)

Mà không thể nào biết được các mã màu riêng Cam (Alice’s private key) và Xanh dương (Bob’s private key) của Alice và Bob đã chọn. Do đó kẻ tấn công không thể nào hoàn tất quá trình giải mã ngược lại được, việc giải mã phải thử nghiệm tất cả các mã màu để pha chế thử sẽ mất một lượng tài nguyên tính toán không khả thi để làm được trong một khoảng thời gian nhất định.

Thực tế trong công nghệ thì sẽ sử dụng các số nguyên tố, chữ cái, ký tự đặc biệt, … để tăng độ khó lên đến 2048 bit ký tự cho các phương thức mã hoá nâng cao AES/3DES sẽ giúp độ khó của giải mã dữ liệu lên tới hàng triệu năm cho một máy tính thông thường.

Các ưu nhược của hoạt động mã hoá đầu cuối E2EE và các rủi ro khác

Không thể chối cãi là E2EE giúp tăng cường nâng cao khả năng bảo mật thông tin trong trao đổi dữ liệu lẫn nhau, không ai có thể truy cập được dữ liệu ở đầu cuối của bạn mà không có khoá tương ứng (private key).

Tuy nhiên, các nội dung tin nhắn hoặc dữ liệu vẫn được hiển thị trên các thiết bị đầu cuối của bạn như điện thoại, máy tính xách tay … mặc dù đây không phải nhược điểm của phương thức mã hoá đầu cuối E2EE. Cho nên, khi sử dụng phương thức truyền thông có áp dụng phương pháp mã hoá đầu cuối thì các bạn cũng cần phải cẩn trọng đảm bảo:

  • Thiết bị của bạn không bị đánh cắp mã PIN truy cập thiết bị.
  • Hoặc bị của bạn bị các phần mềm gián điệp xâm hại thông tin và các trao đổi thông của bạn trước và sau khi gửi truyền tin nhắn/ dữ liệu.

Để phòng tránh điều này, bạn cần hạn chế truy cập vào các địa chỉ liên kết thiếu tin cậy, các đường link hoặc download không rõ nguồn gốc, click vào các đường dẫn hoặc file được đính kèm trong các email hoặc đoạn chát hay gắn với các thông tin sốc, gây hứng thú, tò mò, … mà chưa rõ nguồn gốc từ đối tác mà bạn chưa hề giao dịch hoặc một hành vi không bình thường từ các bạn/ đối tác của bạn gửi đến.

Ngoài ra, còn một trường hợp nữa là có thể có một ai đó chen ngang vào trung gian giao dịch giữa bạn và bạn của bạn trong quá trình bắt đầu giao tiếp khoá, bạn hoàn toàn không biết chính xác giao dịch đang thực hiện có phải xuất phát từ thiết bị đầu cuối mà bạn của bạn đang sử dụng hay không? Bạn vô tình thiết lập kết nối bảo mật với kẻ tấn công. Và kẻ tấn công cũng lừa bạn của bạn theo một cách tương tự để có được trao đổi khoá giải mã thông tin 2 đầu.

Để giải quyết điều này, một công nghệ nữa được tích hợp thêm tính năng mã bảo mật (QR Code hay một chuỗi số, ký tự) và bạn chia sẻ kết nối với bạn của bạn thông qua một kênh ngoại tuyến, nếu các chuỗi thông tin khớp nối thì cả hai thiết lập xác thực liên lạc mà không bị đối tượng thứ 3 đứng giữa đánh lừa bắt cầu liên lạc.

— o —

10 Xu hướng công nghệ nổi bật trong thập kỷ tới

Thập kỷ 202x đang đưa chúng ta tiến dần hiện thực hoá từng ngày các ý tưởng trước đây chỉ là các câu chuyện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tri thức và công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc và nhanh chóng, đôi lúc vô cùng khó đoán, kiến thức và công nghệ của mỗi 10 năm tiếp theo dần bằng 30 lượng tri thức và công nghệ của 30 năm trước cộng lại.

Do vậy, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh, kinh tế, doanh nghiệp phải nắm bắt và định vị các bước phát triển xu hướng công nghệ trên thế giới phải được cập nhật và nắm bắt từng ngày để kịp thời thích ứng với các phương thức quản trị sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh mới.

Sau đây là 10 xu thế công nghệ tiêu biểu, sẽ góp phần thay đổi rõ rệt góc nhìn, hành vi, của xã hội trong thập kỷ này.

 

 1. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI) và Máy học (Machine Learning – ML)

Máy móc có khả năng nhận diện, phân tích, xử lý thông minh, được điều khiển, định hướng bởi một hệ thống dữ liệu chính sách tập trung đầu tiên đang dần thay thế các công việc logic, máy móc mà con người đang đảm nhận trong các nhà máy, thống kê, phân tích, ngành dịch vụ, nông nghiệp, an ninh,… Chúng sẽ thay đổi cách thế giới vận hành và tạo ra một động lực thúc đẩy các xu hướng công nghệ khác đi theo.

2. Internet vạn vật (Internet of Things – IoT)

Với xu hướng công nghệ phần mềm nền tảng của Trí tuệ nhân tạo và máy học, sẽ thúc đẩy ngày càng nhiều các thiết bị đồ vật thông minh, được kết nối qua mạng internet. Các thiết bị IoT liên tục thu thập và tương tác dữ liệu với các hệ thống Dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích dữ liệu trung tâm (Data Analytic) để tương tác thích ứng với các hành vi người dùng hoặc các kịch bản xử lý theo yêu cầu từ các thành phần hệ thống Machine Learning bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo.

3. Dữ liệu lớn (Big Data) và Phân tích tăng cường (Data Analytic)

Với lượng lớn và đa dạng dữ liệu từ dạng có cấu trúc như tài liệu, bảng biểu, các bảng ghi cơ sở dữ liệu vẫn thường thấy trong hoạt động văn phòng và quản lý thường nhật, thì hiện nay các loại dữ liệu từ cấu trúc tới phi cấu trúc như phân tích dữ liệu camera, dữ liệu hình ảnh, sensor, dữ liệu logs hệ thống, data content, hoạt động mạng xã hội … ngày càng phổ biến nhiều và được tích hợp đưa vào phân tích sâu.  Chúng tạo ra các luồng và lượng dữ liệu cực lớn, đa dạng và phức tạp. Do đó đòi hỏi cần có các hệ thống xử lý, sàn lọc, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu ngày càng thông minh hơn.

4. Không gian sống thông minh (Smart places)

Với việc liên kết chặt chẽ các công nghệ IoT và hệ thống xử lý phân tích dữ liệu thông minh, sẽ tạo ra xu thế thay đổi các kiến trúc không gian sống vật lý. Chúng sẽ thúc đẩy tạo ra các môi trường sống và làm việc kết nối thông minh và an toàn hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Các công nghệ này sẽ ngày càng ứng dụng sớm ở các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, bệnh viện, khách sạn tiêu chuẩn, du lịch, apartments, nghỉ dưỡng, …

5. Điện toán đám mây (Cloud Computing) và Điện toán biên (Edge Computing)

Điện toán đám mây chúng ta đã nghe và hiện thực hoá trong thập kỷ trước, tuy nhiên trong thập kỷ này có thể nhận thấy sự đa dạng hơn của các phương thức điện toán đám mây không chỉ trên các nền tảng xử lý tính toán dữ liệu trước đây mà hiện tại đã bắt đầu mở rộng đa dạng hơn các thành phần điện toán xử lý hình ảnh, xử lý dữ liệu chức năng vùng biên, xử lý dữ liệu cục bộ (local) trên các thiết bị hoặc phương tiện thông minh, hoặc trong hộ gia đình, văn phòng, cửa hàng …

Toàn bộ các thành phần hệ thống điện toán được thúc đẩy bởi các công nghệ trí tuệ nhân tạo và liên kết dữ liệu chặt chẽ với nhau để mang lại các phương thức quản trị và cung ứng thông minh & tối ưu hơn nhiều.

6. Blockchain

Đứng trước các xu thế của dữ liệu lớn và liên kết phức tạp đòi hỏi các phương thức kết nối và xác thực cần có một cơ chế thực thi chặt chẽ và bảo mật hơn. Blockchain có thể giúp cách mạng hoá các hoạt động xác thực cho các giao dịch kinh doanh trở nên an toàn và bảo mật hơn.

7. Công nghệ nhận diện khuôn mặt (Facial recognition) và thị giác máy tính (Computing vision)

Các công nghệ thu nhận hình ảnh Camera trên các thiết bị ghi hình ngày càng được phát triển và nâng cấp tinh vi, với độ nét, chất lượng trung thực hơn nhiều. Theo đó là các công nghệ nhận diện gương mặt hoặc đối tượng được tăng cường bởi các công nghệ phân tích bằng trí tuệ nhân tạo giúp các đơn vị quản lý xã hội, dịch vụ công cộng, cửa hàng/ đơn vị kinh doanh, áp dụng nhanh các hoạt động theo dõi, quản lý và kiểm soát ngày càng chặt chẽ và nhanh chóng hơn.

8. Voice interface & Chatbot

Chúng ta sẽ ngày càng quen dần với các tương tác người dùng bởi các công cụ và ngôn ngữ máy được tăng cường bởi các công nghệ thông minh AI & ML. Trong tương lai, sẽ ngày càng dễ dàng để các doanh nghiệp triển khai các dịch vụ chăm sóc, tương tác, duy trì mối quan hệ khách hàng thường xuyên và chính xác hơn thông qua các bộ tương tác phản hồi bằng chat, message, và giọng nói… Các hình thức trợ lý ảo Alexa, Siri, Chatbots … cũng sẽ ngày càng xuất hiện phổ biến trên các thiết bị thông minh cá nhân và gia đình…

9. Nền tảng chuyển đổi số (Digital Platform)

Các nền tảng chuyển đổi số đã và đang thay đổi cách thức và mô hình vận hành của doanh nghiệp sang hướng tinh giản, chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác hơn. Giúp các đơn vị kinh doanh & quản lý xã hội khai thác, thúc đẩy hiệu quả và tăng cường hiệu suất cho nguồn lực lên vài phần. Thực tế các nền tảng kết nối và chia sẻ đang là điển hình mang lại sự thay đổi số trong ngành công ghệ dịch vụ như Grab, Uber, AirBnB, Delivery …

10. Công nghệ 5G & thiết bị tự hành

Cùng với sự phát triển của nền tảng công nghệ 5G, đang tiến lên 6G mang lại các dịch vụ truyền tải không dây băng thông rộng và bảo mật hơn. Điều này giúp tạo nền tảng cho các thiết bị tự hành theo chương trình hoặc tương tác thời gian thực với các hệ thống phân tích trí tuệ nhân tạo thông minh … giúp tối ưu các nguồn lực lưu chuyển, vận chuyển trong các đô thị, hay hỗ trợ tăng cường cho các công tác giám sát môi trường, trồng trọt, an ninh, cứu hộ, cứu hoả, thực thi pháp luật …

 

(Theo Forbes)